A-study


Join the forum, it's quick and easy

A-study
A-study
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Học, học nữa, học mãi

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



Keywords

đoàn  quyền  kinh  

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


You are not connected. Please login or register

Bài viết trên có hữu ích với bạn không ?

[Kinh tế vi mô] Phân biệt độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh (oligopoly & monopolistic competition) I_vote_lcap53%[Kinh tế vi mô] Phân biệt độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh (oligopoly & monopolistic competition) I_vote_rcap 53% [ 9 ]
[Kinh tế vi mô] Phân biệt độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh (oligopoly & monopolistic competition) I_vote_lcap18%[Kinh tế vi mô] Phân biệt độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh (oligopoly & monopolistic competition) I_vote_rcap 18% [ 3 ]
[Kinh tế vi mô] Phân biệt độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh (oligopoly & monopolistic competition) I_vote_lcap18%[Kinh tế vi mô] Phân biệt độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh (oligopoly & monopolistic competition) I_vote_rcap 18% [ 3 ]
[Kinh tế vi mô] Phân biệt độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh (oligopoly & monopolistic competition) I_vote_lcap6%[Kinh tế vi mô] Phân biệt độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh (oligopoly & monopolistic competition) I_vote_rcap 6% [ 1 ]
[Kinh tế vi mô] Phân biệt độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh (oligopoly & monopolistic competition) I_vote_lcap5%[Kinh tế vi mô] Phân biệt độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh (oligopoly & monopolistic competition) I_vote_rcap 5% [ 1 ]
Tổng số bầu chọn : 17
Back


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

otachan

otachan
Admin
Độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh
Độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh có nhiều điểm chung, nhưng giữa chúng cũng có một vài điểm khác biệt quan trọng. Cả hai đều là ví dụ của việc cạnh tranh không hoàn hảo trong cấu trúc liên tục của thị trường giữa tiêu chuẩn của Cạnh tranh hoàn hảo và Độc quyền. Tuy nhiên, độc quyền tập đoàn bao gồm một số lượng nhỏ các công ty lớn còn độc quyền cạnh tranh bao gồm một số lượng lớn các công ty nhỏ. Đường phân tuyến giữa độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh có thể bị nhòe đi bởi số lượng công ty trong nền công nghiệp.

Độc quyền tập đoàn (oligopoly) là một cấu trúc thị trường bao gồm một số lượng nhỏ các công ty tương đối lớn, với những rào cản thâm nhập đáng kể đối với các công ty khác. Độc quyền cạnh tranh (monopolistic competition) là một cấu trúc thị trường bao gồm một số lượng lớn các công ty tương đối nhỏ, với quan hệ thâm nhập hay rút lui thị trường một cách tự do. Có vẻ như sự khác biệt giữa độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh khác rõ ràng, nhưng không phải điều đó luôn đúng.

So sánh giữa hai cấu trúc thị trường đưa ra cái nhìn sâu sắc hơn về mỗi kiểu cấu trúc thị trường này.
- Nhiều hay ít: sự khác nhau đầu tiên giữa độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh là quan hệ về quy mô và quyền điều khiển thị trường của mỗi công ty giựa trên lượng bên cạnh tranh trong thị trường. Tuy nhiên, không có đường phân tuyến rõ ràng nào giữa hai cấu trúc thị trường trên. Thật bất hợp lý nếu nói một vài con số đại loại như 50 công ty là đường phân tuyến, rằng 50 công ty đó tạo nên một cấu trúc độc quyền tập đoàn còn 51 công ty lại tạo nên cấu trúc độc quyền cạnh tranh.

Trong khi một nền công nghiệp chỉ bao gồm 3 công ty rõ ràng là cấu trúc độc quyền tập đoàn và một nền công nghiệp khác với 30.000 công ty không thể hoài nghi là cấu trúc độc quyền cạnh tranh, cấu trúc của một nền công nghiệp với 30 công ty và 300 công ty không hẳn là rất rõ ràng.

Những nền công nghiệp như thế có thể có những tính chất của cả độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh. Khi số lượng công ty giảm, các công ty có triều hướng hoạt động giống cấu trúc độc quyền tập đoàn hơn độc quyền cạnh tranh.

- Chiếm ưu thế bởi một vài công ty: Trong một số trường hợp, trạng thái phụ thuộc nhiều hơn vào ưu thế của một số ít công ty hơn là tổng số các công ty trong nền công nghiệp. Một nền công nghiệp với 3.000 công ty quy mô tương đương nhau gần như chắc chắn là độc quyền cạnh tranh. Tuy nhiên, một nền công nghiệp với 3.000 công ty bị chi phối bởi ba công ty tương đối lớn thì nó hầu như giống độc quyền tập đoàn. Ví dụ: nền công nghiệp hóa dầu có hàng ngàn công ty, nhưng một nhóm các công ty lớn chi phối thị trường, khiến nó trở thành độc quyền tập đoàn.

- Phạm vi địa lý: Trong một vài trường hợp, quy mô địa lý của thị trường là yếu tố hàng đầu quyết định cấu trúc thị trường. Một nền công nghiệp cá biệt có thể là độc quyền cạnh tranh trong một thành phố lớn, nhưng là độc quyền tập đoàn trong một ngôi làng nhỏ. Doanh thu bán lẻ đưa ra cho chúng ta một ví dụ. Những thành phố lớn hơn thường có hang trăm, thậm chí hang ngàn, sự lựa chọn trong việc mua sắm, bao gồm các siêu trung tâm giảm giá, các cửa hàng bán lẻ nhỏ (mom-and-pop store), các trung tâm thương mại, các hệ thống rộng khắp cả nước. Kiểu thị trường như vậy là độc quyền cạnh tranh. Ngược lại, những thị trấn nhỏ hơn có xu hướng có ít cửa hiệu hơn, có lẽ một siêu trung tâm hay một trung tâm thương mại và một nhóm cửa hiệu đặt trong một khu vực kinh doanh nhỏ. Kiểu thị trường đó là độc quyền tập đoàn.

- Các rào cản thâm nhập: Một điều khác biệt then chốt giữa độc quyền tập đoàn và độc quyền hệ thống là rào cản thâm nhập thị trường. Các rào cản của độc quyền tập đoàn rất lớn. Rào cản của độc quyền cạnh tranh thì thấp. Tuy nhiên, các rào cản thâm nhập là vấn đề mức độ. Điều cần thiết cho sự cấp phép của chính phủ là một rào cản thâm nhập có thể tạo nên độc quyền tập đoàn, đặc biệt là nếu việc thâm nhập chỉ giới hạn cho một số ít công ty.Song, nó có thể tạo nên độc quyền cạnh tranh nếu một lượng lớn công ty được cho phép thâm nhập. Những rào cản khác, như chi phí gây dựng (một công ty) và quyền sở hữu tài nguyên, cũng giới hạn sự thâm nhập ở những mức độ khác nhau, dẫn đến cả độc quyền tập đoàn và độc quyền cạnh tranh. Chưa hết, những rào cản thâm nhập này có thể thay đổi theo thời gian, biến độc quyền tập đoàn trở thành độc quyền cạnh tranh hoặc ngược lại.




Sưu tầm và dịch: otachan

https://studybetter.forumvi.com

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết