A-study


Join the forum, it's quick and easy

A-study
A-study
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Học, học nữa, học mãi

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



Keywords

kinh  đoàn  quyền  

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

ngocdiep

ngocdiep
Admin
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHI TIÊU JARS

d mới biết dến phương pháp này cách đây ít hôm và thấy nó khá hay nên muốn chia sẻ vs mọi người. Phương pháp này giúp người sử dụng quản lý chi tiêu của mình một cách hiệu quả và khoa học hơn. Mong là nó có ích cho mọi người Smile

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả cuốn Bí mật tư duy triệu phú), là bậc thầy về diễn thuyết, đã thiết kế hàng chục khóa học ngắn và dài hạn về phát triển cá nhân, và được mệnh danh là "trainer of trainers".

Phương pháp này về cơ bản chia đều tiền của mỗi người thành 6 khoản, gồm:
- Financial Freedom Account (FFA) - Tài khoản tự do tài chính 10%
- Long term saving for spending account (LTSS) - Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%
- Education account (EDU) - Tài khoản giáo dục 5%
- Neccessities (NEC) -Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%
- Play - Tài khoản hưởng thụ 10%
- Give - Tài khoản từ thiện 10%

1. Financial Freedom Account (FFA) - Tài khoản tự do tài chính 10%

Nói 1 cách đơn giản đây là khoản dùng để đầu tư. Có nhiều cách để đầu tư ví dụ như chơi chứng khoán (nếu có khả năng), hùn vốn làm ăn vs bạn bè hay mở 1 cửa hàng nhỏ, thậm chí là mở công ty. Tài khoản này giúp ta luôn có sẵn một số tiền cho mục đích đầu tư trog tương lai chứ ko phải đợi tới lúc cần tiền đầu tư mới lo đi gom góp vốn. Tốt nhất nên mở 1 tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng để mỡi tháng có thể bỏ số tiền FFA vào đấy, như vậy khoản này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian chúng ta chưa sử dụng đến.

2. Long term saving for spending account (LTSS) - Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%

Tài khoản này cần được để trog khoảng thời gian khá lâu để sử dụng cho những chi tiêu lớn trong tương lai, ví dụ như mua lap, điện thoại hay hơn nữa là mua xe máy, mua nhà, dành dụm cho đám cưới ... Tài khoản này giúp ta thấy rõ được mục đích mình nhắm tới là gì, và tiết kiệm tiền từ từ cho việc đó, tránh tình trạng tới lúc đó dồn tất cả tiền của mình để mua, làm ảnh hưởng đến các khoản chi tiêu khác.

3. Education account (EDU) - Tài khoản giáo dục 5%

Đây là tài khoản dùng để nâng cấp bản thân, như mua sách vở tài liệu học tập, tham gia vào những khóa học nâng cấp bản thân. Tài khoản này cần phải được chi tiêu hợp lý và liên tục vì nó là khoản đầu tư sinh lợi nhất cho mỗi người. Kiến thức chẳng bao giờ là miễn phí, giờ chúng ta đã có khoản này, sao ko đầu tư để nạp thêm vốn kiến thức cho mình?

4. Neccessities (NEC) - Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%

Đây là khoản để tiêu dùng cho những chi phí cần thiết như ăn uống, đi lại kể cả mua sắm những thứ cần thiết cho bản thân. Nếu thấy cân fthieets, có thể tăng khoản này lên 60% và giảm bớt 5% ở 1 khoản nào đó mình thấy hợp lý.

5. Play - Tài khoản hưởng thụ 10%

Đây thật sự là khoản để chúng ta thỏa mãn những nhu cầu xa xỉ của bản thân như là mua một cái áo đẹp, một đĩa nhạc mới, đi du lịch hay thậm chí là ăn chơi bù khú vs bạn bè Very Happy . Dù có dè sẻn trog chi tiêu đến đâu, bắt buộc phải bỏ ra 1 khoản để tự thưởng cho bản thân mình. Hãy tiêu xài nó 1 cách hợp lý và cho đáng vs công sức mà mình đã bỏ ra.

6. Give - Tài khoản từ thiện 10%.

Đây là tài khoản để dành cho người khác như đi từ thiện hoặc giúp đỡ trẻ em khó khăn. Tài khoản này có thể giảm xuống nhưng luôn nhớ phải bỏ ra một khoản nhỏ để giúp đỡ người khác. Nếu như chưa đủ tiền để làm gì đó lớn lao, hãy dùng số tiền này để giúp đỡ những người thân xung quanh mình hay thậm chí là những người mà mình ko thân hoặc ko quen biết.

d thấy giờ mình đang là sinh viên, chưa kiếm ra tiền hoặc nếu có thì cũng rất ít nên có thể giảm khoản Give xuống 5% và tăng khoản EDU lên 10%. Như thế thì hợp lý và cần thiết hơn.

Hy vọng mọi người có thể dùng phương pháp này để quản lý tốt hơn tài chính của bản thân mình.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết